Vải thun cotton là gì? Ưu nhược điểm và các bảo quản

Vải thun cotton là loại vải được nhiều xưởng may áo thun đồng phục ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong ngành may mặc. Không chỉ phù hợp với hầu hết mọi vóc dáng, tuổi tác vải thun còn an toàn cho làn da, thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết và thân thiện với môi trường. 

Vải thun cotton là gì?

Vải thun cotton được là loại vải thun được dệt trực tiếp từ sợi bông – loại sợi mềm, mọc quanh hạt cây bông vải nhiệt đới cùng các nguyên liệu thiên nhiên khác. Với thành phần hoàn toàn tự nhiên, vải thun cotton có giá thành khá cao nhưng bù lại khả năng thấm hút, co giãn tốt và an toàn cho làn da của người dùng.

Vải thun cotton được làm từ sợi bông
Vải thun cotton được làm từ sợi bông

Nguồn gốc của vải thun cotton

Vào thế kỷ thứ 4 – 5 trước công nguyên, con người đã biết trồng cây bông vải. Đầu tiên là cư dân khu vực sông Ấn, sau đó phổ biến ở toàn Ấn Độ và Trung Quốc. Cây bông vải sau khi thu hoạch sẽ được kéo, dệt thành sợi để may trang phục.

Khi đó, sợi bông có khá nhiều nhưng lại có nhược điểm là dễ mục, mốc và dễ dính bẩn. Mãi sau này khi ngành công nghệ dệt may phát triển, người ta mới bắt đầu nghiên cứu và xử lý sợi bông bằng các hóa chất để tạo nên chất liệu vải thun cotton chất lượng cao như hiện nay.

Tính chất đặc trưng của chất liệu vải thun cotton

Tính chất vật lý

Chất liệu vải thun cotton có độ thấm hút tốt lên đến hơn 65% so với trọng lượng. Bề mặt vải rất mềm mịn tuy nhiên lại dễ nhăn khi giặt hoặc vò mạnh.

Tính chất hóa học

Vải thun cotton an toàn với người mặc,  không làm ngứa và không gây dị ứng. Ngoài ra, vải không tan trong nước, càng thấm nước vải càng dẻo dai.  Tuy nhiên thun cotton lại rất dễ cháy, khi cháy sẽ có mùi gỗ, than có màu hồng, khi bóp rất mềm mịn và tan sạch. Các bạn có thể dựa vào những điểm đặc trưng này để nhận biết vải thun cotton chất lượng.

Phân loại vải thun cotton trên thị trường hiện nay

Phân loại theo độ co giãn

Xét về độ co giãn, chất liệu thun cotton được chia làm 2 loại phổ biến:

  • Thun cotton 2 chiều: Loại vải này kéo giãn được theo chiều dọc. Mặc dù thiếu thoải mái nhưng bù lại các thiết kế được may sẽ có form đẹp, độ bền cao và ít bị biến dạng.
  • Vải thun cotton 4 chiều: Có thể kéo giãn theo cả chiều ngang và chiều dọc. Trang phục may từ vải thun cotton 4 chiều rất thoải mái, thuận tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên loại vải này có giá bán cao hơn và dễ hư hỏng nếu không biết cách bảo quản.
Phân loại vải thun cotton
Phân loại vải thun cotton

Phân loại theo cấu tạo

Dựa theo tỷ lệ % cotton trong vải, chất liệu này được phân thành rất nhiều loại khác nhau.

  • Vải thun cotton 100%: có ưu và nhược điểm của sợi cotton tự nhiên. Loại vải này có giá thành cao hơn so với những loại vải thun khác.
  • Vải thun cotton 65/35 (CVC): có tỷ lệ 65% cotton và 35% PE, vải thun 65/35 có độ bền cao, ít nhăn và màu sắc đa dạng hơn.
  • Vải thun cotton 35/65 (Tixi): có tỷ lêj 35% cotton và 65% PE, vải có độ mềm mịn hơn, bền hơn và ít nhăn hơn. Tuy nhiên, điểm hạn chế là khả năng thấm hút và co giãn  bị kém hơn. 
  • Vải thun cotton lạnh 4 chiều: có sợi PE kết hợp cùng sợi cotton và spandex. Bề mặt mát lạnh, màu sắc đa dạng, ít nhăn, giá thành rẻ là những ưu điểm tuyệt vời của dòng vải thun cotton lạnh 4 chiều.

Phân loại theo đặc điểm bề mặt

Nếu phân loại vải thun cotton theo đặc điểm bề mặt vải thì sẽ có 2 loại là vải thun cá sấu và thun trơn. Hai chất liệu thun này đều giống nhau về thành phần vải, cách nhận biết, có loại 2 chiều và 4 chiều. Tuy nhiên, có sự khác nhau về đặc điểm bề mặt vải. 

  • Vải thun cá sấu cotton: Bề mặt giống mắt cá gấu nên nhìn dày dặn.
  • Vải thun trơn cotton: Bề mặt đan dệt song song nhau với giá thành rẻ hơn nên có tính ứng dụng cao.

Cách nhận biết vải thun cotton chuẩn xác nhất

Dựa vào các giác quan

Vải thun cotton rất dễ nhăn. Để kiểm tra chất lượng vải, bạn có thể vò mạnh lên mặt, mức độ nhăn càng nhiều thì tỉ lệ cotton càng cao. Ngoài ra, khi sờ vào bề mặt, vải tuy mịn nhưng vẫn có độ nhám nhất định.

Dựa vào nhiệt độ

Người dùng có thể hơ trực tiếp vải  lên lửa và quan sát các phản ứng.

  • Thun cotton 100%: Cháy rất nhanh, mùi như giấy cháy và có thể bóp tan dễ dàng.
  • Thun cotton 65/35: Cháy nhanh, có mùi giấy và cả mùi nhựa. Phần tro sau khi cháy tan nhưng để lại 1 mẫu vón cục nhỏ.
  • Thun cotton 35/65: Cháy khá yếu, có mùi nhựa và phần tro vón thành 1 cục lớn.
  • Thun PE 100%: Dòng vải thun cotton này cháy rất yếu, tắt ngay khi đưa ra khỏi ngọn lửa và không có tro.
Cách nhận biết vải thun cotton chuẩn xác nhất
Cách nhận biết vải thun cotton chuẩn xác nhất

Thử với nước

Khi nhận biết vải thun cotton bằng nước, bước đầu tiên bạn hãy nhúng một mảnh vải vào nước sạch và chờ trong một thời gian ngắn. Nếu là vải thun cotton chất lượng sẽ dễ dàng thấm nước nhanh chóng, đặc biệt là loại áo thun cotton 100%. 

Mặt khác, nếu vải chỉ hút nước một phần hoặc nước tụ trên bề mặt mà không thấm vào bên trong, có thể vải này không phải là vải thun cotton hoặc có % cotton thấp hơn.

Những ưu và nhược điểm của dòng vải thun cotton

Ưu điểm của vải thun cotton

Thoáng khí và thấm hút tốt

Vải thun cotton khi mặc rất thoáng khí và thấm hút tốt. Nhờ vậy người mặc sẽ rất thoải mái khi mặc. Đây là lý do bạn nên lựa chọn  vải thun cotton để may đồng phục, đặc biệt trong thời tiết nóng bức mùa hè. 

Mềm mại

Vải thun cotton mềm mại và dễ chịu khi tiếp xúc với làn da. Do đó, không gây kích ứng da và thích hợp cho những người có da nhạy cảm.

Đa dạng màu sắc và kiểu dáng

Vải thun cotton có thể được nhuộm với nhiều màu sắc khác nhau, giúp cho việc sáng tạo và thiết kế các trang phục trở nên đa dạng và ấn tượng hơn.

Dễ bảo quản

Vải thun cotton rất dễ giặt và làm sạch nên không đòi hỏi quy trình chăm sóc, bảo quản phức tạp. Bạn có thể giặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm sau đó sấy khô mà không lo vải bị co rút hay biến dạng.

Về nhược điểm

Dễ nhăn

Vải thun cotton có xu hướng nhăn nhanh sau khi giặt và sử dụng.  Do đó người dùng phải là, ủi thường xuyên để giữ cho sản phẩm luôn gọn gàng và phẳng mượt.

Dễ bám bụi

Chất liệu thun cotton khó kháng nhăn tĩnh điện, có thể làm cho các sản phẩm dễ bám bụi và gây ra tĩnh điện.

Dễ phai màu

Tuy vải thun cotton dễ nhuộm màu nhưng sau thời gian sử dụng, màu sắc có thể bị mờ hoặc mất đi, đặc biệt là dòng vải cotton có độ % cao.

Vải thun cotton dễ bám bụi
Vải thun cotton dễ bám bụi

Ứng dụng vải thun cotton trong may mặc hiện nay

Ứng dụng trong ngành may mặc

Với độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt,  vải thun cotton hiện được sử dụng rộng rãi trong sản xuất quần áo thời trang . Điển hình như các thiết kế áo phông, áo sơ mi, váy, quần, đồ thể thao và nhiều loại trang phục khác. 

Ứng dụng trong lĩnh vực nội thất

Vải thun cotton cũng được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất như bọc ghế sofa, ghế gỗ,… các sản phẩm decor trang trí. Với tính năng co giãn tuyệt vời, chất vải này dễ dàng ôm khít các hình dạng và kết cấu của nội thất, tạo cảm giác đẹp mắt và thoải mái cho người sử dụng.

Ứng dụng trong thiết kế chăn, ga, gối đệm

Vải thun cotton được dùng để làm chăn bông, bộ nỉ và bộ chăn ga gối đệm. Sở hữu tính năng mềm mại, co giãn và khả năng hút ẩm tốt chất liệu thun cotton sẽ mang lại sự thoải mái và êm ái cho giấc ngủ của bạn.

Quy trình sản xuất vải thun cotton

Quy trình sản xuất vải thun cotton trải qua nhiều giai đoạn từ khâu trồng cây bông gai cho đến khi hoàn thành sản phẩm vải cotton.

Bước 1: Trồng và thu hoạch cây bông gai

Quy trình sản xuất vải thun cotton bắt đầu bằng việc trồng cây bông gai trên các cánh đồng nông nghiệp. Cây bông gai cần được chăm sóc và tưới nước thường xuyên để phát triển mạnh mẽ và cho ra những trái bông chín chất lượng nhất.

Bước 2: Tách hạt bông

Sau khi thu hoạch, quá trình tách hạt bông bắt đầu diễn ra. Tại bước này, đội ngũ công nhân sử dụng máy móc hoặc phương pháp thủ công để tách hạt bông ra khỏi các trái bông để thu về  được sợi cotton.

Bước 3: Giả mạ bông và làm sạch

Để loại bỏ hạt, lá và các tạp chất khác, sợi cotton sau khi tách hạt sẽ được chuyển qua khâu giả mạ.

Khi quá giả mạ hoàn tất, sợi cotton sẽ được làm sạch và làm trắng. Quá trình này giúp loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và những tạp chất còn sót lại trong bông. Đồng thời góp phần cải thiện màu sắc và chất lượng của sợi bông.

Bước 4: Kết thành sợi dài

Sợi cotton khi đã làm sạch và làm trắng sẽ được kết hợp thành những sợi tơ dài và đều nhau để tạo nên sợi dệt làm vải.

Bước 5: Dệt vải và nhuộm màu

Quá trình dệt thường sẽ áp dụng phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Ngoài ra, cũng có thể tiến hành bằng máy dệt để liên kết các sợi ngang, sợi dọc tạo thành tấm vải thun cotton

Công đoạn cuối cùng là tẩy trắng các sợi tự nhiên để đạt độ trắng theo tiêu chuẩn rồi tiến hành quá trình nhuộm màu vải.

Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm

Vải thun cotton sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào khâu hoàn thiện thành các sản phẩm khác nhau như: Áo sơ mi, áo thun thời thượng, chăn ga gối nệm và khăn tắm.

Quy trình sản xuất vải thun cotton 
Quy trình sản xuất vải thun cotton 

Hướng dẫn làm sạch và bảo quản vải thun cotton hiệu quả

Cách làm sạch

  • Đọc kỹ nhãn chỉ dẫn: Luôn kiểm tra dán nhãn chỉ dẫn trên sản phẩm để biết được cách làm sạch và bảo quản vải thun cotton tiêu chuẩn từ nhà sản xuất.
  • Giặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm: Vải cần được giặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm thay vì dùng nước nóng. Bởi nước nóng sẽ làm vải thun cotton bị co rút, biến dạng và mất màu vải.
  • Sử dụng bột giặt tốt: Chọn bột giặt nhẹ, không chứa chất tẩy mạnh hoặc hóa chất gây hại để giặt các sản phẩm làm từ chất liệu thun cotton.
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh: Đối với vải thun cotton, bạn nên hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, thay vào đó hãy lựa chọn chất tẩy dịu nhẹ hoặc các loại chất tẩy dành riêng cho vải cotton. 
  • Giặt tay hoặc giặt máy chế độ nhẹ: Nếu bạn giặt tay nên nhẹ nhàng trải vải thun cotton vào nước giặt và vò nhẹ để làm sạch. Còn khi giặt máy, người dùng hãy chọn chế độ giặt nhẹ để tránh làm tổn hại đến vải 

Cách bảo quản

  • Phơi khô tự nhiên: Sau khi giặt, người dùng hãy phơi vải thun cotton,tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời để làm khô. Không nên phơi vải trực tiếp dưới ánh nắng quá lâu để tránh làm mất màu và làm co rút vải.
  • Ủi ở nhiệt độ thích hợp: Khi ủi vải thun cotton, nên chọn nhiệt độ trung bình và sử dụng bàn ủi với bề mặt phẳng. Hạn chế ủi ở nhiệt độ quá cao để tránh làm co rút, cháy và làm mất màu vải.
  • Bảo quản đúng cách: Để tránh làm nhăn và biến dạng vải thun cotton, người dùng hãy gấp vải thật gọn gàng và bảo quản nó ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Xưởng may đồng phục giá rẻ tại Đà Nẵng

Xưởng may đồng phục giá rẻ tại Đà Nẵng của chúng tôi nhận đặt may đồng phục các loại như: may áo thun đồng phục giá rẻ tại Đà Nẵng, làm áo lớp đồng phục Đà Nẵng, may bảo hộ lao động Đà Nẵng, may đồng phục sơ mi Đà Nẵng … Khách hàng có nhau cầu may đồng phục liên hệ chúng tôi để được được tư vấn chi tiết

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

MAY ĐỒNG PHỤC ĐÀ NÃNG FAME UNIFORM

Hotline: 0349 019 075 – 0797 411 689

Địa chỉ: 07 Thanh Thủy, Hải Châu. Đà Nẵng

Fanpage: May Đồng Phục Đà Nẵng – Fame

Email: [email protected]

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Bài viết liên quan

Vải thun là gì? Ứng dụng và phân loại của vải thun

Với đặc tính co giãn tốt, khả năng đàn hồi vượt trội thì vải thun...

Vải thun CVC là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng thực tế

Vải thun CVC là loại vải được nhiều xưởng may áo thun đồng phục lựa...

Vải thun TC là gì? Đặc điểm của vải thun TC

Bạn đang tìm kiếm vải thun TC để may đồng phục cho công ty của...