Vải thun CVC là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng thực tế

Vải thun CVC là loại vải được nhiều xưởng may áo thun đồng phục lựa chọn và sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Vải CVC phù hợp với những mẫu áo thun cổ trụ, áo cổ sơ mi, cổ lãnh tụ để tạo cảm giác thoải mái và mang phong cách cá tính cho người mặc.

Vải thun CVC là gì?

Vải CVC là loại vải thun chỉ có hai thành phần chính là polyester và cotton. Trong đó, hàm lượng cotton bằng hoặc hơn 50%. Các mẫu đồng phục may từ vải thun CVC có giá trị cao vì được dệt trực tiếp từ các sợi bông – loại sợi mềm, mọc quanh hạt cây bông vải nhiệt đới.

Vải CVC là loại vải thun chỉ có hai thành phần chính là polyester và cotton
Vải CVC là loại vải thun chỉ có hai thành phần chính là polyester và cotton

Chất vải này có độ dệt chặt, sạch sẽ và khả năng bền màu tuyệt vời. Do đó, người dùng có thể giặt bằng máy hoặc vò mạnh mà không lo vải thun CVC bị co rút. Sự mềm mại của bông tinh khiết đối với da đã giúp vải CVC ngày càng được ưa chuộng, nhất là với người sở hữu làn da nhạy cảm.

Vải thun CVC có nguồn gốc ở đâu ?

Tuy vải thun cotton thường được ưa chuộng hơn về độ thoải mái, khả năng thấm hút nhưng các xưởng sản xuất hàng dệt may thường kết hợp cotton với polyester. Sự kết hợp này giúp quần áo bền và hạn chế nhược điểm dễ bị biến dạng, co lại của sợi bông tự nhiên.

Ngoài ra, với các mẫu áo sơ mi cotton (100% cotton) có thể rất mát cho da và mang lại cảm giác thoải khi mặc. Nhưng qua nhiều lần sử dụng và giặt giũ, áo sơ mi dễ bị biến dạng và bị co lại hơn.

Bằng cách kết hợp sợi polyester với sợi cotton, trang phục sẽ trở nên bền hơn, ít bị biến dạng hơn. Đây cũng là lý do mà nhiều xưởng may áo đồng phục công nhân và đồng phục học sinh thường lựa chọn vải thun CVC. Với nhu cầu của các hoạt động hàng ngày, người dùng sẽ ưu tiên đón những bộ quần áo bền và có thể mặc trong một thời gian dài.

Vải CVC

Đồng thời, các nhà sản xuất dệt may khác cũng thích vải thun CVC hơn vì chúng rẻ hơn để sản xuất. Với nguồn gốc tự nhiên, chắc chắn sử dụng sợi cotton 100% sẽ đắt hơn so với sợi Polyester tổng hợp hoặc nhân tạo. Bằng cách kết hợp sợi bông với sợi polyester, vải thun CVC đã được tạo ra và tiết kiệm được nhiều chi phí cho nhà sản xuất dệt may.

Như vậy, sự ra đời của chất thun CVC có thể thay thế cho sợi cotton 100%. Loại vải thun này thừa hưởng ưu điểm của hai loại sợi và khắc phục được nhược điểm cho nhau.

Ưu nhược điểm của dòng vải thun CVC

Ưu điểm của vải CVC

  • Độ bền cao: Thành phần vải thun CVC có sự góp mặt của sợi polyester nên đảm bảo độ bền bỉ, giữ form và dáng của các trang phục được lâu hơn.
  • Hút ẩm tốt: Thấm hút mồ hôi tốt, có thể giảm nhiệt do sở hữu thành phần cotton trong vải thun CVC. Do đó, mang lại cảm giác thông thoáng, mát mẻ và thoải mái cho người mặc.
  • Chống co rút: Sự có mặt của sợi polyester đã giúp cho vải CVC có khả năng chống co rút tốt và ít nhăn hơn nhiều loại vải may đồng phục khác trên thị trường.
  • Kháng khuẩn: Sợi polyester cũng là một chất liệu hữu ích khi có khả năng kháng khuẩn, chống bụi bẩn và nấm mốc gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Độ co giãn: Vải thun CVC được ứng dụng nhiều trong sản xuất áo thun đồng phục và các loại đầm suông bởi độ co giãn tốt, tạo được tính năng động cho người mặc.
  • Bền màu: Chất vải CVC thường được nhuộm màu bằng thuốc nhuộm hoạt tính nên đảm bảo an toàn cho da và thân thiện với môi trường.
  • Chất vải mềm: Nhờ vào lợi thế thành phần cotton chiếm tỷ lệ cao, loại vải thun CVC có sự mềm mại, mịn màng như bông.
  • Đa dạng kiểu dán: Là một chất vải dễ dệt, dễ dàng in ấn nên sản phẩm tạo ra từ vải thun CVC rất đa dạng các loại hoa văn, họa tiết, caro, in hoa,… với màu sắc vô cùng phong phú.
  • Giá thành rẻ: Chất thun CVC được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt may do sở hữu một mức giá hợp lý và có phần rẻ hơn so những loại vải có đặc tính tương tự.
Vải CVC có độ bền cao
Vải CVC có độ bền cao

Nhược điểm của vải thun CVC

  • Bề mặt vải dễ bị xù lông: Nếu sử dụng trong thời gian dài, những sợi bông cotton trong vải thun CVC  sẽ bị xù lông nhẹ, bám trên bề mặt vải làm mất đi tính thẩm mỹ.
  • Tình trạng chảy xệ: Do sở hữu khả năng co giãn tốt, co giãn 4 chiều hay đa chiều nên vải thun CVC khi dùng nhiều sẽ phải đối mặt với tình trạng chảy xệ, làm mất đi vẻ đẹp.
  • Vải thun CVC dễ bị nổ: Vì được dệt với mật độ thấp nên vải CVC rất dễ bị nổ những lỗ nhỏ trên bề mặt.
  • Thời gian phơi lâu: Thun CVC là chất vải tương đối dày và nặng hơn những loại vải thun khác. Điều này gây khó khăn trong việc vệ sinh và sẽ làm vải lâu khô, nhất là vào mùa mưa.

Phân loại vải thun CVC phổ biến trên thị trường

Vì được ứng dụng rộng rãi tại các xưởng may áo thun đồng phục, vải thun CVC cũng được chia thành nhiều loại khác nhau. Nhìn chung, có thể phân loại vải CVC dựa vào độ co dãn, cấu trúc dệt và thành phần chất liệu.

Phân loại theo chiều co dãn

Vải thun CVC 2 chiều

Thun CVC có tỉ lệ sợi cotton cao, trên 50% nên sở hữu khả năng co giãn theo chiều ngang vải cực tốt. Tuy nhiên nếu là dòng vải co giãn 2 chiều thì chỉ có thể giãn theo 1 chiều. Do đó, loại vải thun CVC thường được dùng để may quần áo công sở hoặc người ít vận động.

Vải thun CVC 2 chiều
Vải thun CVC 2 chiều

Vải thun CVC 4 chiều

Vải CVC 4 chiều được sản xuất để phù hợp với yêu cầu của các loại quần áo thể thao. Đây là dòng vải thun CVC có tính chất co giãn tuyệt vời với cả 4 chiều. Ngoài khả năng co giãn cực tốt, thun CVC 4 chiều còn có khả năng giữ form dáng lâu nên phù hợp cho người thường xuyên vận động.

Vải thun CVC 4 chiều
Vải thun CVC 4 chiều

Phân loại vải thun CVC theo cấu trúc dệt

Vải thun cá sấu CVC

Đây là loại vải thun CVC được ứng dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp sản xuất áo thun Polo. Điểm nổi bật của dòng vải này là bề mặt vải có độ xốp, dày đặc và thoáng khí. Hơn hết, vải thun cá sấu đem lại cảm giác khỏe khoắn, năng động và hiện đại cho người mặc.

Vải thun cá sấu CVC
Vải thun cá sấu CVC

Vải cá mập CVC

Vải thun cá mập cũng có cách dệt theo kiểu Pique, tương tự như bề mặt vải thun cá sấu nhưng phần mắt vải to hơn. Với ưu điểm này, vải thun CVC cá mập có độ cứng cáp và thấm hút mồ hôi tốt hơn.

Vải cá mập CVC
Vải cá mập CVC

Vải thun RIB CVC

Bề mặt vải thun RIB CVC khá giống với vải len nên khiến nhiều người nhầm lẫn. Thực tế, chất vải này nhẹ và mềm hơn len. Nhờ làm từ vải thun CVC mà khi mặc bạn sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn.

Vải thun RIB CVC
Vải thun RIB CVC

Phân loại vải thun CVC theo chất liệu

Vải thun CVC được kết hợp từ sợi bông tự nhiên và sợi polyester. Dựa vào tỉ lệ phần trăm trong thành phần, vải CVC được chia thành hai loại chính và hiện đang rất phổ biến trên thị trường

Vải CVC 60/40

Vải thun CVC 60/40 được dệt từ sợi bông (cotton) chiếm 60% và sợi polyester chiếm 40%. Để tạo ra vải CVC 60/40, các xưởng dệt sử dụng kiểu dệt vân điểm 1/1, chéo 2/1 hoặc chéo 2/2. Đồng thời, mật độ đệt của sợi vải khác nhau khoảng 26 -110 sợi cho chiều ngang và 40 -150 sợi cho chiều dọc.

Vải CVC 60/40
Vải CVC 60/40

Vải CVC 65/35

Với tỉ lệ 65% sợi bông (cotton) tự nhiên và 35% sợi polyester nên vải thun CVC 65/35 có chất lượng gần giống với vải cotton 100%. Vì vậy, loại vải này là lựa chọn hoàn hảo và tiết kiệm chi phí để thay thế cho vải cotton 100%.

Vải CVC 65/35
Vải CVC 65/35

Ứng dụng vải thun cvc trong ngành may mặc

Những ưu điểm kể trên đã góp phần giúp vải thun CVC được ứng dụng mạnh mẽ trong việc sản xuất các mặt hàng phục vụ đời sống con người. Dưới đây là những sản phẩm phổ biến được may từ chất thun CVC.

Áo sơ mi

Những sản phẩm áo sơ mi may từ vải thun CVC sở hữu những đặc tính thoáng mát, ít nhăn. Tuy nhiên màu vải sẽ đôi phần nhạt hơn, không sáng bóng như những chất vải khác.

Áo thun

Sở hữu độ dày tương đối cao cùng độ bền tốt và tính thoải mái nên vải thun CVC được ưu tiên lựa chọn khi may các mẫu áo thun đồng phục cổ trụ, cổ kiểu lãnh tụ,…

Vải CVC

Đầm váy

Các kiểu đầm, váy may từ vải thun CVC thường sở hữu kiểu dáng đơn giản, mang hơi hướng trẻ trung, năng động. Trang phục này phù hợp với những bạn sinh viên đi học, nhân viên công sở hoặc mặc dạo phố, du lịch cũng rất thoải mái.

Đồng phục

Các xưởng may đồng Đà Nẵng phục thường lựa chọn vải thun CVC để may các mẫu áo thun đồng phục cho công ty, nhà hàng, khách sạn, quán ăn,… vì thể hiện được tính chuyên nghiệp và độ thông thoáng mà loại thun CVC mang lại.

Đồ ngủ, đồ bộ

Vải thun CVC là chất liệu phù hợp với thời tiết và khí hậu 4 mùa tại Việt Nam nên được ưa chuộng khi may đồ ngủ, đồ bộ mặc ở nhà.

Trang phục thể thao

Phần lớn các trang phục thể thao đều may từ thun CVC vì khả năng thấm hút mồ hôi tốt kèm theo độ co giãn đa chiều, thích hợp cho mọi hoạt động.

Vải CVC 65/35

Cách nhận biết vải thun CVC chuẩn xác

Thun CVC có những tính chất và đặc điểm khác biệt hoàn toàn so những loại vải khác. Vì thế, không khó để nhận biết vải thun CVC.

Hiểu rõ tính chất vải

Nếu bạn đã nắm được tính chất vải thun CVC, có thể dùng giác quan của mình để nhận biết một cách đơn giản. Dùng tay để sở và cảm nhận trực tiếp, nếu vải có độ mềm mịn, mượt và hơi bóng nhẹ thì đó chính là thun CVC. Hoặc các bạn cũng có thể vò thử một mẫu vải, kết quả vải ít nhăn là vải thun CVC.

Sử dụng nhiệt học

Đốt mẫu vải thun CVC bằng lửa. Nếu vải cháy nhanh, kèm theo mùi nhựa và sau khi cháy tro vón thành từng cục nhỏ thì đó chính là thun CVC.

Sử dụng nước

Các loại vải có thành phần sợi tự nhiên cao thường sẽ có độ thấm hút tương đối tốt. Người dùng có thể dựa vào đặc tính này để nhận biết vải thun CVC. Nhúng thử mẫu vải vào trong thau nước, nếu đúng là chất CVC sẽ thấm nước nhanh chóng.

Bảng giá vải thun CVC mới nhất hiện nay

Sự đa dạng về màu sắc, kiểu dệt, độ co dãn và cách in đã tạo nên các sợi vải thun CVC khác nhau tùy theo từng cơ sở sản xuất vải. Vì vậy, trên thị trường hiện nay có sự chênh lệch về giá vải thun CVC.

Hiện tại, giá bán vải CVC trung bình từ khoảng 80.000 VNĐ/1kg đến 130.000 VNĐ/1kg cho trong lượng 2m7 – 3m và khổ 1m68 – 1m8. Tuy nhiên,  mức giá này còn có sự chênh lệch giữa các màu sắc vải. Cụ thể, vải thun CVC màu đậm có giá cao hơn khoảng 16.000 VNĐ/1kg đến 36.000 VNĐ/1kg so với vải CVC màu nhạt.

Ngoài ra, giá vải thun CVC cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng vải, đặc tính co giãn và số lượng mua. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn cho mình cơ sở may đồng phục uy tín để đảm bảo nguồn cung cấp vải chất lượng với giá cả hợp lý nhất.

Liên hệ Fame Uniform để đặt may áo thun đồng phục

Với hơn 9  năm kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc  cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình,. Xưởng may áo thun đồng phục Đà Nẵng của chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những bộ đồng phục theo ý thích với mức giá cạnh tranh nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ may đồng phục cho học sinh mầm non, trường mầm non, hoặc muốn tìm đồng phục mầm non giá rẻ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận báo giá ngay lập tức! Ngoài ra, Fame Uniform còn nhận may các loại đồng phục như: Làm áo lớp tại Đà Nẵng, may áo thun đồng phục, may áo teambuilding giá rẻ, may bảo hộ lao độngmay đồng phục spa, may đồng phục nhà hàng, may đồng phục khách sạn.

MAY ĐỒNG PHỤC ĐÀ NÃNG FAME UNIFORM

Hotline: 0349 019 075 – 0797 411 689

Địa chỉ: 07 Thanh Thủy, Hải Châu. Đà Nẵng

Fanpage: May Đồng Phục Đà Nẵng – Fame

Bài viết liên quan

Vải thun cotton là gì? Ưu nhược điểm và các bảo quản

Vải thun cotton là loại vải được nhiều xưởng may áo thun đồng phục ưa...

Vải thun là gì? Ứng dụng và phân loại của vải thun

Với đặc tính co giãn tốt, khả năng đàn hồi vượt trội thì vải thun...

Vải thun TC là gì? Đặc điểm của vải thun TC

Bạn đang tìm kiếm vải thun TC để may đồng phục cho công ty của...